Homedy.com cổng thông tin bất động sản đa chiều


Cẩn thận "Cò" khi mua bán đất nền tại Hóc Môn

Các chiêu tiếp thị thông qua sàn giao dịch, treo dán quảng cáo ở cột điện hay phát tờ rơi dọc đường đã cũ. Nay giới cò địa ốc thông qua điện thoại di động, mạng xã hội quảng cáo bán nhà đất theo kiểu “dội bom” người tiêu dùng. Mặc dù thông tin đầy mập mờ, thế nhưng tin những lời ngọt mật, nhiều người đã tiền mất nhưng đất không thấy. 

Nói ngọt “dụ” người mua
Xem thêm : Giá đất nền dự án Hóc Môn


Tranh thủ dịp gần cuối năm những lời mời hấp dẫn hiện nay luôn cuốn hút người mua nhà như: “Khu đô thị Chợ Mới Long Thành, mặt tiền Quốc lộ 51, gần UBND huyện giá 4,8 triệu đồng/m2, sổ hồng 100%”; “Bán nền đất dự án ngay ga metro, trung tâm hành chính trọng điểm phía Nam, giá mỗi nền 175 triệu đồng, trả góp 0%, sổ hồng riêng, bao sang tên”; “Đất dự án cần bán gấp. Lô mặt tiền Quốc lộ 1, thị trấn Bến Lức, Long An, giá 198 triệu đồng/nền, sổ riêng”; 200 nền đất đường chính 24 m, đường phụ 14 m, thổ cư 100% sổ riêng từng nền, thanh toán linh hoạt theo tiến độ dự án đến 70% nhận nền xây nhà, ngân hàng hỗ trợ vay 50%”... được giới “cò đất” liên tục “quăng bom” đến tay người tiêu dùng qua tin nhắn điện thoại, tờ rơi và mạng xã hội Facebook, để mời mua đất nền nhà trong các dự án tại Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bến Lức (Long An) Dĩ An, Thuận An (Bình Dương).
Kết quả hình ảnh cho đất nền long thành

Anh Thân ngụ Thủ Đức cho biết:” Nhận được tin nhắn mời mua đất với giá rất “hời”, tôi ra tận Nhơn Trạch để xem thử đất nền mình định mua thế nào thì mới biết giữa quảng cáo và thực tế khác xa một trời một vực. Trong quảng cáo cho biết đất nền đã được phê duyệt 1/500, hạ tầng đầy đủ, hoàn thiện, nhưng trên thực tế vẫn còn ngổn ngang, chưa hoàn thiện. Nhà môi giới chỉ đưa ra được các bản sao không đầy đủ về pháp lý của dự án”.
Thật vậy, nhiều người tin quảng cáo, nghe lời nhà tư vấn đặt bút ký hợp đồng, đặt cọc tiền khi chưa đi thực tế, dẫn đến mất tiền mà không có đất. Ông Nguyễn Bâng cùng hàng chục người khác đã rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi ký hợp đồng với CTCP Đầu tư - Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Thiên Phú Hưng (Bình Dương) và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng HHA (tòa nhà Vincom Center, Q.1) mua nền đất tại dự án Đông Bình Dương (Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương).

Làm ăn phải có “đường dây”?
Đến huyện Hóc Môn, trong vai người mua đất, chúng tôi tìm gặp bà Huyền theo tấm bảng quảng cáo “Dịch vụ nhà đất Huyền” treo ở đường nhựa dẫn vào ấp 4, xã Xuân Thới Sơn. Chúng tôi hỏi: “Tôi muốn mua miếng đất trong khu phương án hạ tầng. Nhưng tôi muốn gặp trực tiếp chủ đất”. Bà Huyền đon đả: “Đất thiếu gì! Không gặp được chủ đất đâu, dễ gì. Tụi tui là lái, đặt cọc chủ dự án mua 5 lô, 10 lô gì đó rồi ai muốn mua phải qua tụi tui...”.
Nói rồi, bà Huyền chỉ đám ruộng phía sau, đối diện với một khu đất phương án hạ tầng đã phân lô, xây nhà, nói: “Khu đó gần 2.000 m² đang chờ ra giấy đất ở đô thị. Khi nào có giấy sẽ làm phương án hạ tầng và phân lô”. “Nhưng chưa có giấy sao đã san lấp, làm đường?” - chúng tôi hỏi. Bà Huyền nói: “Có sao đâu, giờ là phân lô bán nền được rồi. Làm ăn mà, có “đường dây” mới làm được.”

 Một dãy căn hộ được rao bán tại Hóc Môn nhưng là ở Đức Hòa, Long An. Ảnh: Cao Tuấn
Một dãy căn hộ được rao bán tại Hóc Môn nhưng là ở Đức Hòa, Long An. Ảnh: Cao Tuấn
 


Khu đất mà bà Huyền chỉ cho chúng tôi hiện phía ngoài mặt đường đã xây nhiều căn nhà kiên cố. Bên trong khu đất có con mương nước chảy ngang qua, hai bên đã được mở đường, đổ đá đi vào các nền đất phân lô, xung quanh khu đất là đồng ruộng. Chỉ tay phía bên đường trước nhà, bà Huyền giới thiệu thêm với chúng tôi: “Khu đó đã đổ đất hơn 4.000 m² chủ đất mới mua hơn 10 tỷ đồng, cũng đang chờ giấy nhưng ai mua là bán ngay, mấy nền cũng có. Bên trong một chút là khu đất gần 2.000 m², cũng có chủ mới mua hơn 7 tỷ đồng, họ làm đường, đặt cống, phân lô rồi đấy anh thấy không”.

 Rao bán đất nền tại Bình Chánh. Ảnh: Cao Tuấn
Rao bán đất nền tại Bình Chánh. Ảnh: Cao Tuấn
Tại khu đất 2.000 m2, bà Huyền đưa chúng tôi xem giấy tờ khu đất, có đầy đủ hồ sơ, không thiếu thứ gì. Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi về tình trạng hạ tầng khu đất này có đúng với các biên bản nghiệm thu không thì bà Huyền cười, nói: “Làm gì có. Nước sinh hoạt thì mỗi nhà một giếng đóng hút lên mà xài. Còn nước thải có cống thoát đấy, nhưng đổ hết ra kênh Trần Quang Cơ phía kia kìa. Nhiều nhà còn đào hầm xả xuống đấy luôn chứ thoát đi đâu”.
Được biết, các khu đất phân nền khác trên đường Trịnh Thị Miếng, ngã năm Tam Đông - phía sau Trường Tiểu học Tam Đông và hàng chục khu phương án hạ tầng từ đầu tuyến Thới Tam Thôn 5 giáp ngã ba đường Tô Ký đến cuối ấp Tam Đông 2 cũng đều là những khu dân cư “không thành có” như trên. Ở những khu vực này, tình trạng “cò kéo” giới thiệu mua bán nhà đất khá rầm rộ, giá nào cũng có, thậm chí có nhiều khu đang làm thủ tục chờ ra sổ đỏ đã làm cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thêm phức tạp.

2 nhận xét:

Nặc danh
lúc 00:15 6 tháng 9, 2018 comment-delete

Bạn có thể tìm kiếm nhiều thông tin hơn nữa tại: https://homedy.com/ban-nha-rieng

Reply
Unknown
lúc 07:36 1 tháng 11, 2018 comment-delete

Đăng nhận xét